Infonet - “Nếu không làm được tôi sẽ từ chức!” – Tổng Giám đốc Công ty CP Cảng Đà Nẵng Nguyễn Hữu Sia tuyên bố tại cuộc họp Hội đồng Kiến trúc – Quy hoạch TP Đà Nẵng sáng 27/3 về dự án cảng Tiên Sa giai đoạn 2
Tại cuộc họp Hội đồng Kiến trúc – Quy hoạch Đà Nẵng sáng 27/3, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng cho hay, Công ty CP Cảng Đà Nẵng (gọi tắt là Cảng Đà Nẵng) đề nghị dự án nâng cấp, mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn 2 với quy mô diện tích đất mở rộng 8,6 ha (về phía Bắc). Kinh phí đầu tư từ nguồn vốn của đơn vị và các nguồn huy động khác, dự kiến khởi công dự án vào quý 3/2015.
Theo hiện trạng, trên diện tích mở rộng có phần mặt nước khoảng 5,63ha và phần đất liền khoảng 2,97ha. Trên phần đất liền có 0,4ha hiện TP Đà Nẵng cho Công ty TNHH sản xuất nguyên liệu giấy Việt – Nhật gia hạn thuê đến 30/6/2015; tuyến đường công vụ và mương kỹ thuật diện tích khoảng 0,48ha (trước đây phục vụ xây dựng tuyến đê chắn sóng do Đảm bảo Hàng hải – Bộ GTVT quản lý); phần diện tích đất trống còn lại khoảng 2,09ha.
Theo Sở Xây dựng Đà Nẵng, việc mở rộng cảng Tiên Sa về phía Bắc theo đề xuất của Cảng Đà Nẵng là phù hợp với quy hoạch chung TP Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2357/QĐ-TTg ngày 4/12/2013; đã được Bộ GTVT và UBND TP Đà Nẵng chấp thuận chủ trương về nguồn vốn đầu tư và tiến độ thực hiện dự án (theo Công văn 13785/BGTVT-KHĐT ngày 31/10/2014; Công văn 10246/UBND-QLĐTư ngày 12/11/2014); và khai thác hiệu quả quỹ đất tại khu vực.
“Sở Xây dựng thống nhất theo đề nghị của Cảng Đà Nẵng. UBND quận Sơn Trà và Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng cũng có ý kiến thống nhất tại sơ đồ ranh giới sử dụng đất của dự án. Đề nghị lãnh đạo TP giao Cảng Đà Nẵng phối hợp với Viện Quy hoạch và các đơn vị liên quan lập hồ sơ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 theo ranh giới nêu trên. Trong đó lưu ý bố trí tuyến đường giao thông phục vụ bảo trì, bão dưỡng tuyến đê chắn sóng sau này” – Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng Phạm Việt Hùng nói.
Ông Nguyễn Hữu Sia, Tổng Giám đốc Cảng Đà Nẵng cho hay, lẽ ra dự án này sử dụng vốn ODA do Chính phủ Nhật tài trợ, nhưng sau khi cổ phần hóa, đơn vị xét thấy tự huy động được nguồn vốn cho dự án. Tuy nhiên, do quá trình làm luận chứng kỹ thuật bị trễ nên dự kiến đến quý 4/2015 mới khởi công dự án.
Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, tuy Cảng Đà Nẵng quản lý và kinh doanh cảng Tiên Sa nhưng đây là cảng của Đà Nẵng. TP có phát triển hay không cũng nhờ vào cảng này. Do vậy, TP đã kêu gọi Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thu xếp nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật để tài trợ. Tuy nhiên Cảng Đà Nẵng lại muốn tự huy động vốn để làm và cho rằng như thế có hiệu quả hơn.
“Tính toán thế nào là việc của Công ty, nhưng đơn vị từ chối vốn ODA thì phải bảo đảm đủ tiền để đầu tư. Tốc độ tăng trưởng của cảng có ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng. Với tốc độ tăng 10 – 20%/năm như hiện nay thì chỉ 5 – 6 năm nữa lượng hàng qua cảng Tiên Sa sẽ lên tới 10 triệu tấn/năm, nếu không thực hiện kịp giai đoạn 2 thì không biết đường này mà chạy!” – ông Huỳnh Đức Thơ nói.
Ông Nguyễn Hữu Sia, Tổng Giám đốc Cảng Đà Nẵng cho hay, lẽ ra dự án này sử dụng vốn ODA do Chính phủ Nhật tài trợ, nhưng sau khi cổ phần hóa, đơn vị xét thấy tự huy động được nguồn vốn cho dự án. Tuy nhiên, do quá trình làm luận chứng kỹ thuật bị trễ nên dự kiến đến quý 4/2015 mới khởi công dự án.
Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, tuy Cảng Đà Nẵng quản lý và kinh doanh cảng Tiên Sa nhưng đây là cảng của Đà Nẵng. TP có phát triển hay không cũng nhờ vào cảng này. Do vậy, TP đã kêu gọi Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thu xếp nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật để tài trợ. Tuy nhiên Cảng Đà Nẵng lại muốn tự huy động vốn để làm và cho rằng như thế có hiệu quả hơn.
“Tính toán thế nào là việc của Công ty, nhưng đơn vị từ chối vốn ODA thì phải bảo đảm đủ tiền để đầu tư. Tốc độ tăng trưởng của cảng có ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng. Với tốc độ tăng 10 – 20%/năm như hiện nay thì chỉ 5 – 6 năm nữa lượng hàng qua cảng Tiên Sa sẽ lên tới 10 triệu tấn/năm, nếu không thực hiện kịp giai đoạn 2 thì không biết đường này mà chạy!” – ông Huỳnh Đức Thơ nói.
Ông Nguyễn Hữu Sia đứng dậy: “Tôi dũng cảm để nói rằng, tôi theo đuổi dự án này mà nếu để thiếu vốn, không làm được thì tôi sẽ từ chức!”.
Trước ý kiến này, ông Huỳnh Đức Thơ nói: “Đúng rồi! Mà từ chức thật đó nghe. Nếu anh không làm được thì tôi ép anh từ chức luôn chứ không phải nói chơi đâu!”.
“Tất nhiên đây là ý kiến của cá nhân tôi, ngoài ra còn có Chủ tịch HĐQT. Công ty cổ phần thì ý kiến của Chủ tịch HĐQT rất quan trọng. Nhưng tôi biết doanh nghiệp cảng là doanh nghiệp cơ sở hạ tầng quốc gia phục vụ nền kinh tế. Nên nếu làm không được thì tôi sẽ từ chức chứ không đợi phải ép đâu!” – ông Nguyễn Hữu Sia khẳng định.